Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng giêng: ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng
Hằng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, nhiều người dân trên khắp cả nước lại rộn ràng chuẩn bị lễ vật, mua vàng và dâng hương cúng Thần Tài. Đây không chỉ là một phong tục lâu đời mà còn là dịp để mỗi gia đình cầu mong một năm mới làm ăn thuận lợi, tài lộc hanh thông.
Vậy ngày vía Thần Tài là gì? Tại sao người Việt lại xem trọng ngày này đến vậy? Hãy cùng dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thần Tài là ai và vì sao người ta thờ cúng?
Theo truyền thuyết dân gian, Thần Tài là vị thần chuyên cai quản tiền bạc, của cải và sự thịnh vượng. Câu chuyện kể rằng, một vị thần từ trên trời vì quá chén say rượu mà rơi xuống trần gian, mất trí nhớ và sống lang thang. Trong thời gian này, ông được một người chủ quán ăn cưu mang. Điều kỳ lạ là từ ngày ông xuất hiện, quán ăn trở nên đông khách bất ngờ, làm ăn phát đạt.
Thế nhưng khi thấy ông chỉ ăn mà không làm, người chủ quán đã đuổi ông đi. Từ đó, công việc buôn bán lại trở nên ế ẩm. Nhận ra ông chính là người mang đến may mắn, người dân liền tranh nhau tìm cách rước ông về thờ cúng. Sau đó, khi tìm lại được bộ y phục cũ, ông đội mũ rồi bay về trời đúng vào ngày mùng 10 tháng Giêng. Từ đó, người Việt tin rằng đây là ngày Thần Tài về trời và lập bàn thờ để tưởng nhớ, cầu mong được phù hộ tài lộc.
Ý nghĩa ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng
Ngày vía Thần Tài mang giá trị tinh thần sâu sắc, đặc biệt với những người làm ăn, buôn bán. Đây là dịp để mọi người thể hiện lòng thành kính đối với vị thần cai quản tài lộc, đồng thời cầu xin một năm làm ăn thuận buồm xuôi gió, phát tài phát lộc.
Vào ngày này, ngoài việc chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài, nhiều người còn có thói quen mua vàng với mong muốn "rước lộc" về nhà, giữ tài lộc ở lại suốt năm. Việc mua vàng không chỉ mang tính tâm linh mà còn là một cách tích trữ tài sản phổ biến.
Tại sao nên mua vàng vào ngày vía Thần Tài?
Theo quan niệm dân gian, vàng là biểu tượng của sự giàu sang và sung túc. Vào ngày mùng 10 tháng Giêng, người dân thường đi mua vàng lấy may, hy vọng việc “có vàng trong tay” đầu năm sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng cho cả 12 tháng tiếp theo.
Không chỉ người làm ăn mới mua vàng, mà ngay cả những ai làm công ăn lương cũng chọn mua một ít lấy lộc. Nhiều cửa hàng vàng còn tung ra các mẫu vàng Thần Tài có hình linh vật, thần tài, chữ lộc – vừa mang ý nghĩa phong thủy, vừa có giá trị sưu tầm.
Lễ vật cúng thần tài gồm những gì?
Mâm cúng Thần Tài không cần quá cầu kỳ, nhưng nên đầy đủ và thể hiện được lòng thành. Dưới đây là những lễ vật phổ biến thường có trong mâm cúng:
- Trái cây
- Hoa cúc
- Trầu cau
- Gà trống luộc (kèm cháo gỏi)
- Chè đậu trắng
- Xôi gấc đậu xanh
- Rượu nếp Hà Nội 420ml
- Nước khoáng
- Giấy cúng Thần Tài, Thổ Địa
- Nhang ngũ sắc – 3 tấc
- Đèn cầy
- Tam sên
- Heo quay miếng
- Bánh hỏi
Gia chủ có thể linh hoạt sắp xếp tùy theo điều kiện tài chính, miễn là đảm bảo sự trang nghiêm và thành tâm.
Thời gian tốt để cúng thần tài
Theo các chuyên gia phong thủy, thời điểm tốt nhất để cúng Thần Tài là vào buổi sáng sớm, từ khoảng 7h đến 9h (giờ Thìn). Đây được coi là khung giờ may mắn, giúp đón tài lộc cả ngày.
Ngoài ngày mùng 10 tháng Giêng, nhiều gia đình vẫn duy trì thói quen cúng Thần Tài vào mùng 10 âm lịch hàng tháng, như một cách thường xuyên cầu tài lộc, bình an.
Những lưu ý quan trọng khi cúng thần tài
-
Giữ bàn thờ sạch sẽ: Tránh đặt gần nhà tắm, thùng rác hay nơi ẩm thấp.
-
Tẩy trần bàn thờ: Dùng nước lá bưởi hoặc rượu pha loãng để lau chùi bàn thờ và tắm tượng Thần Tài – Thổ Địa.
-
Thay nước, hoa, trái cây thường xuyên: Không để đồ cúng quá lâu gây mất đi sự tôn nghiêm.
-
Không để vật nuôi leo lên bàn thờ: Điều này bị xem là phạm kỵ.
-
Đốt vàng mã sau khi cúng: Mang tro ra ngoài cửa, rượu và nước nên tưới từ ngoài vào nhà, tượng trưng cho việc đón tài lộc.
Bài văn khấn thần tài thổ địa
Khi tiến hành lễ cúng, gia chủ nên đọc bài văn khấn với lòng thành kính. Văn khấn có thể viết tay hoặc in ra, miễn sao lời lẽ rõ ràng, thể hiện mong muốn được phù hộ độ trì, công việc hanh thông, gia đạo bình yên.
Một bài văn khấn chuẩn thường mở đầu bằng lời mời các vị thần linh, nêu rõ tên tuổi gia chủ, lý do cúng và lời cầu xin chân thành. Nếu bạn chưa có bài khấn, có thể tham khảo bài văn khấn Thần Tài của dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc
Kết luận
Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng không chỉ là dịp để cầu tài cầu lộc mà còn là cơ hội để mỗi người bắt đầu một năm mới với sự tin tưởng, lạc quan. Dù lễ vật lớn hay nhỏ, điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính của người cúng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng trong ngày đặc biệt này. Chúc bạn một năm mới bình an, làm ăn phát đạt và tràn đầy may mắn!
Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc
Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc, hiện nay đã có thể đáp ứng hầu hết các tỉnh miền Nam như: Cần thơ, Long An, Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… và còn nhiều tỉnh khác.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng sai thiếu lễ vật trên mâm cúng làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.
Liên hệ hotline: 033.357.3839
Fanpage: Đồ Cúng Trọn Gói Tâm Phúc
website: www.dichvudocungtamphuc.com
Nhận xét
Đăng nhận xét